Cách ứng xử khi con nói ” Không Làm Được” dành cho các bậc phụ huynh!

0
533

Hầu hết khi gặp các tình huống khó khăn, các con thường sẽ nói:” con không làm được”; ” Con không biết làm”. Khi phụ huynh làm thay ,bé sẽ sinh ra tính ỷ lại, thụ động, lười suy nghĩ.Nhưng nếu không  giúp đỡ  bé sẽ bỏ dỡ, không biết làm tiếp như thế nào, sau đây là các ý tưởng dành cho phụ huynh:

1.Phân tích tình huống.

Ví dụ thay vì bạn giúp bé, bạn nên dẫn dắt bé vào vấn đề để giải quyết tình huống của bé, phân tích tình huống để bé tư duy câu trả lời. Như:” Ba thấy con không hiểu bài này, nếu con thử nghĩ xem Ba con mình có thể tìm cách nào để giải ra không?”

2. Giúp đỡ

Sau khi đặt câu hỏi, bé sẽ lấy lại bình tĩnh để suy nghĩ.Nếu bé tìm ra hãy tiếp tục để bé làm tiếp.Còn nếu thấy bé vướng mắc, hãy đưa ra một số gợi ý cho bé và đệ nghị giúp đỡ, tùy vào trường hợp đề nghị giúp đỡ có thể mở hoặc cụ thể.

3. Nghỉ ngơi

Nếu bé theo việc gì đó bị khó khăn trong thời gian dài, hãy cho bé nghỉ ngơi hoặc chuyển hướng chú ý sang một công việc nhẹ nhàng, thoải mái hơn cho bé. Trong thời gian nghỉ này giúp bé thư giãn đầu óc, sắp xếp lại suy nghĩ trong đầu và đánh giá công việc bé muốn làm một cách khách quan hơn. Sau khi đã thả lỏng tinh thần lẫn thể lực, bé có thể làm việc hiệu quả hơn.

Nếu bạn muốn di chuyển sự chú ý của bé sang công việc khác, bạn hãy đề nghị: “Con giúp ba đưa chú cún nhà mình đi dạo không? Rồi con quay lại làm việc của mình sau nhé”.

4. Khích lệ tinh thần bé và sự nỗ lực.

Ví dụ, khi con không thể đá bóng, bạn hãy nói: “Ba biết là con cảm thấy khó đúng không, nhưng bá biết con sẽ làm được. Con có muốn Ba vào sân tập cùng con không?”.

Ngoài ra, nhấn mạnh sự nỗ lực của trẻ trong quá trình làm đều gì đó cũng sẽ giúp các bé lấy lại động lực và tinh thần muốn phấn đấu hơn.Ngoài ra sự  khen ngợi củ bạn dành cho sự nỗ lực của bé có thể dạy bé về tầm quan trọng của việc kiên trì, chăm chỉ luyện tập.

5. Cân nhắc mức độ công việc của bé.

Bạn không nên giao quá nhiều việc cho bé hoặc công việc vượt quá năng lực của bé. Hay bé đang trong tình trạng đói, mệt, trạng thái không tốt? Trước khi bạn muốn bé làm việc gì đó trước hết phải xem lại mức độ khó dễ của công việc rồi mới đánh giá năng lực của bé.

6. Kết nối với bé, chia sẽ với bé.

Khi bé gặp khó khăn, bạn nên chia sẽ, thể hiện sự quan tâm hay vì trách mắng, bé sẽ không thích điều này đâu! Mà bạn nên dùng những câu nói tránh nói giảm, để bé có thể mở lòng với bạn. Từ đó bạn có thể nhận ra được lập trường của bé và quan điểm của bé.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây